Giới thiệu
Ý tưởng để viết bài này là dành cho bệnh nhân ung thư và người thân của họ, nhưng tôi nghĩ tất cả chúng ta người đang khỏe mạnh cũng cần cân nhắc thay đổi chế độ dinh dưỡng tương tự để kiểm soát sức khỏe của mình.
Mục tiêu chính của việc chăm sóc bệnh nhân ung thư chính là giảm bớt đau khổ và cải thiện chất lượng cuộc sống trong quỹ đạo của bệnh nhân ung thư nói riêng. Hành vi lối sống ảnh hưởng tích cực đến kết quả sức khỏe và tiến triển của bệnh ung thư (khoa học epigenetics đã chứng minh). Dinh dưỡng là yếu tố khá quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và sinh lý bệnh nhân ung thư. Bài viết này giúp bạn cân nhắc chế độ ăn uống và dinh dưỡng một cách hợp lý.
Một điểm nhấn mạnh rằng bài viết này dành cho tất cả các bệnh nhân ung thư nói riêng và mọi người quan tâm đến việc cải thiện sức khỏe tổng quát nói chung. Tuy nhiên, tôi cũng nhận ra rằng có thể có sự khác biệt trong tiếp cận dinh dưỡng đối với mỗi người, mỗi bệnh nhân mắc các loại ung thư là khác nhau. Ví dụ trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư hạch có thể có các yêu cầu khác nhau từ các chất bổ sung khác nhau so với bệnh nhân mắc sarcoma. Tại thời điểm hiện tại, tôi không cảm thấy rằng có đủ dữ liệu để thống kê với những khác biệt này. Ngoài ra, bài viết này liên quan chủ yếu đến bệnh nhân người lớn hơn là trẻ em.
QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG
Từ ngày bệnh nhân được tiên đoán là ung thư hoặc chứng bệnh nan y nào đó, người thân và bệnh nhân thường có xu hướng khuyến khích người bệnh ăn bất cứ thứ gì họ thích ăn. Bởi họ nghĩ thời gian sống còn lại rất ngắn và cần giảm bớt chứng sợ hãi. Do đó, bất kỳ loại thực phẩm nào họ cũng cho là thực phẩm tốt cả. Đây là quan điểm chưa đúng!!!
CHIẾN LƯỢC DINH DƯỠNG CẢI THIỆN SỨC KHỎE TỔNG THỂ VÀ SỨC KHỎE BỆNH NHÂN UNG THƯ
Ngược lại quan điểm truyền thống được giới thiệu sơ lược ở trên, tôi đặt tên là CHIẾN LƯỢC DINH DƯỠNG CẢI THIỆN SỨC KHỎE TỔNG THỂ. Bạn – người đang đọc bài viết này – đưa ra quyết định về điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cần xem xét chẩn đoán, tiên lượng, tình trạng và triệu chứng hiện tại, con đường tiến triển bệnh, điều trị và các tác dụng phụ có thể xảy ra, sự thoải mái của bệnh nhân và hỗ trợ xã hội, kinh tế xã hội, quan điểm văn hóa, tôn giáo, vấn đề đạo đức và pháp lý. Bài viết này giới thiệu chế độ dinh dưỡng như một can thiệp sống sót tiềm năng thay vì chỉ duy trì. Kiến thức được tổng hợp đơn giản dễ hiểu nhất (hy vọng không mang văn phong khoa học quá nhiều :)))) có thể hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng trong đưa ra các khuyến nghị về dinh dưỡng để:
- đảm bảo đủ lượng calo;
- giảm thực phẩm và thói quen ăn kiêng có liên quan cụ thể đến các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi để tái phát ung thư;
- tạo ra chế độ ăn kiêng giảm thiểu tình trạng viêm, kháng insulin và stress oxy hóa;
- đảm bảo đủ lượng chất dinh dưỡng cụ thể và bổ sung dinh dưỡng có chọn lọc liên quan đến phòng ngừa/ tái phát ung thư.
1- ĐẢM BẢO ĐỦ LƯỢNG CALO
Ưu tiên và cần thiết, không chỉ để đáp ứng các yêu cầu về sinh lý, mà còn bởi vì nó có thêm lợi ích về tâm lý, tinh thần, xã hội và văn hóa cho bệnh nhân và người chăm sóc.
Dựa trên nhu cầu cá nhân và các vấn đề lâm sàng của họ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và kiểm soát các triệu chứng và tác dụng phụ như đau, táo bón và mất cảm giác ngon miệng (theo hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ACS).
Chế độ calo theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) và đề xuất bởi Mita:
1) Chế độ calo giúp bệnh nhân có được và duy trì cân nặng khỏe mạnh;
2) hạn chế lượng thịt chế biến và thịt đỏ;
3) ăn ít nhất chén rau và trái cây mỗi ngày;
4) lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt thay vì các sản phẩm ngũ cốc tinh chế;
5) hạn chế lượng muối, đường, dầu mỡ động vật;
6) thói quen nạp calo nên là bữa ăn nhiều calo, giàu năng lượng trong các khẩu phần ăn nhỏ;
2- GIẢM THỰC PHẨM VÀ THÓI QUEN ĂN KIÊNG LIÊN QUAN CỤ THỂ ĐẾN TÁI PHÁT UNG THƯ
- Tránh ăn thực phẩm có chứa lượng đường dư thừa cao;
- Tránh ăn các loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng, giàu năng lượng bao gồm đường tinh chế, kẹo, thực phẩm chiên và thức ăn nhanh;
- Tránh ăn một lượng lớn carbohydrate tinh chế;
- Tránh ăn thịt đỏ;
- Tránh ăn thức ăn chế biến quá kỹ;
- Tránh ăn chế độ ăn nhiều chất béo động vật;
- Tránh ăn thức ăn chứa nhiều muối.
- Tránh sử dụng “chất kích thích” trừ trường hợp chỉ định của bác sĩ.
3. CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG GIẢM THIỂU VIÊM VÀ STRESS OXY HÓA
Các hợp chất này có cả hoạt động chống viêm và chống oxy hóa.
- Gừng;
- Các loại vitamin;
- Curcumin / củ nghệ;
- Boswellia serrata (gợi ý ACS);
- Nhân sâm Mỹ (gợi ý ACS);
- Một số chất chống oxy hóa có trong hoa quả, trái cây (antioxidant)
Một chế độ ăn uống lành mạnh giàu rau quả tươi và nấu chín, thịt nạc, kết hợp với việc sử dụng men vi sinh, prebiotic, axit béo không bão hòa đa omega-3 và vitamin D3, là một phần thường được khuyến nghị từ Trung tâm Y học Tích hợp.
3.1) Axit béo omega-3
Acid béo omega-3 cần được bổ sung thêm vào khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày. Nghiên cứu về khẩu phần ăn 14 axid béo được phân tích trong nhóm 525 người đàn ông Thụy Điển bị ung thư tuyến tiền liệt. Trong số tất cả nam giới, những người có lượng omega-3 cao nhất và tổng lượng axit béo biển có khả năng tử vong thấp hơn 40% do ung thư tuyến tiền liệt.
3.2) Vitamin D
Cần bổ sung vitamin D đầy đủ để giúp duy trì sức khỏe tổng thể và chức năng miễn dịch. Từ góc độ sinh lý, một số nghiên cứu ủng hộ tầm quan trọng của vitamin D để giúp kiểm soát ung thư. Dạng hoạt động của vitamin D tương tác với thụ thể vitamin D (VDR) để gây ra các hoạt động chống đông, chống xâm lấn, proapoptotic và prodifferentiation trong các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Trên thực tế, dữ liệu tiền lâm sàng đã chỉ ra rằng vitamin D ảnh hưởng đến 200 gen ảnh hưởng đến sự tăng sinh tế bào, apoptosis, sự hình thành mạch, sự biệt hóa cuối cùng của tế bào ung thư và bình thường và chức năng đại thực bào. Hơn nữa, mối liên quan có lợi đã bị giảm đi giữa những bệnh nhân có người dùng bổ sung vitamin A hoặc vitamin A / β-carotene lưu hành vượt mức.
Ở Đài Loan, bác sĩ bổ sung vitamin D3 4000UI/ ngày cho bệnh nhân ung thư trong suốt quá trình điều trị. Theo khuyến cáo của Hiệp hội ung thư Mỹ, bệnh nhân ung thư cần bổ sung vitamin D đầy đủ để duy trì mức huyết thanh ít nhất 50 ng/mL. Điều này có thể thực hiện bổ sung hằng ngày với liều vitamin D3 trong khoảng từ 3000 – 5000 UI.
3.3) Vitamin tổng hợp và chất chống oxy hóa
Các chất bổ sung được đánh giá trong các nghiên cứu này bao gồm glutathione, melatonin, vitamin A, hỗn hợp chống oxy hóa, vitamin C, N-acetylcystein, vitamin E và axit ellagic. Tôi khuyến cáo các bạn sử dụng nguồn vitamin tổng hợp tự nhiên từ hoa quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt hơn là dạng tổng hợp hóa học hoặc ly trích.
Kết luận
Tóm lại, một chế độ dinh dưỡng giàu dinh dưỡng gồm trái cây, rau quả, các loại hạt, tinh bột nguyên vỏ, các sản phẩm từ và thịt trắng hoặc chế độ ăn chay sẽ là cách tốt nhất cho bệnh nhân ung thư và cho bạn cải thiện sức khỏe tổng quát.
Ngoài ra, chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng nên được kết hợp với việc lựa chọn thực phẩm cho độ tươi, sạch và giảm mức độ chế biến (món luộc là lựa chọn thích hợp).
Hơn nữa, bạn nên chọn đa dạng thực phẩm càng tốt, vì vừa giúp bạn cân bằng dưỡng chất, cảm thấy thoải mái và cảm giác ngon miệng.
Mọi người thật sự có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đặc biệt động lực trở nên vô cùng mãnh liệt khi được chẩn đoán là ung thư. Tôi tin tưởng rằng các bác sĩ nên khuyến khích các bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân thay đổi chế độ dinh dưỡng như là liệu pháp góp phần vào liệu trình điều trị ung thư, có thể ngăn ngừa di căn hoặc tái phát.
Tôi hy vọng chia sẻ tổng quát trên đây giúp bạn tìm ra được chế độ dinh dưỡng cải thiện sức khỏe tổng thể và sức khỏe bệnh nhân ung thư cho riêng mình. Những bài viết sau tôi sẽ cụ thể hóa từng đối tượng thực phẩm có lợi cụ thể.
Chúc cả nhà khỏe mạnh!
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại bên dưới, Mita sẽ nỗ lực trả lời trong giới hạn hiểu biết.
Trân trọng,
Mita
Dành thời gian cho điều ý nghĩa!