SỰ THẬT VỀ ĐƯỜNG VÀ UNG THƯ

Tôi không ăn đường trong nhiều năm. Tôi ăn trái cây, nhưng tôi không ăn bất cứ thứ gì có thêm đường. Tôi tin rằng mọi người sẽ tốt hơn nếu không ăn bất kỳ loại thực phẩm được thêm đường. Khi được nói chuyện với Lewis Cantley (một giám đốc trung tâm Ung thư Sandra và Edward Meyer tại Weill Cornell, Mỹ), tôi được biết Tiến sĩ Cantley không bao giờ ăn bất kỳ thực phẩm được thêm đường trong nhiều thập kỷ (cụ thể hơn 40 năm) chứ không phải chỉ là nhiều năm như tôi.  Mita

GIỚI THIỆU

Ý tưởng để viết bài ‘Sự thật về Đường và Ung thư” là khi tôi được đồng nghiệp trình bày trong buổi họp khoa học định kỳ với bài báo “High Glucose Triggers Nucleotide Imbalance through O-GlcNAcylation of Key Enzymes and Induces KRAS Mutation in Pancreatic Cells” được đăng trên tờ Cell Metabolism (một tạp chí top 1 về khoa học y khoa, IF = 22.415) hôm ngày 4 tháng 6 năm 2019. Nhóm tác giả công bố về những bệnh nhân ung thư tuyến tụy hấp thu với lượng đường cao gây ra đột biến KRAS, một gene đột biến khởi đầu ung thư tuyến tụy. Thực ra, lượng đường cao trong cơ thể gây ra đột biến khá nhiều gene chứ không chỉ riêng KRAS, KRAS chỉ là một trường hợp được đề cập trong bài báo của nhóm tác giả này mà thôi (Hu CM, và cộng sự, 2019).

Ý tưởng sớm được viết hoàn chỉnh hơn nhờ động lực của các thành viên cộng đồng BỆNH VIỆN ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ ONLINE do MedixLink thành lập trên Facebook (thực ra đây là nơi hỗ trợ bệnh nhân ung thư thì đúng hơn là bệnh viện điều trị bệnh ung thư cả nhà ạ) mong muốn được hiểu rõ SỰ THẬT VỀ ĐƯỜNG VÀ BỆNH NHÂN UNG THƯ.

ĐƯỜNG CÓ MẶT TRONG THỰC PHẨM CỦA BẠN?

Đường mà tế bào của bạn cần đến từ chế độ ăn uống của bạn mỗi ngày. Đường có đến 60 cái tên khác nhau. Tạm chia đường thành hai nhóm: nhóm phân tử nhỏ, thường được biết đến với gốc –ose ở đuôi (như glucose, fructose, maltose, sucrose, ….), nhóm này tan trong nước, có vị ngọt và nhóm phân tử lớn hay còn gọi là polisaccharides, thành phần chính của tinh bột (như gạo, bánh mì, rau củ quả), nhóm này không tan trong nước, không có vị ngọt. Cụ thể, bạn nạp đường vào cơ thể từ: trái cây chín (fructose), rau củ (glucose), sữa (lactose), carbohydrate (bánh mì, gạo), nước ngọt, bánh kẹo, ….

GLUCOSE QUAN TRỌNG VỚI CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

GLUCOSE LÀ NHIÊN LIỆU CỦA TẾ BÀO. Tế bào cần năng lượng (ATP) để tham gia các quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể, giúp chúng ta nhìn, chúng ta thở, chúng ta cảm giác, chúng ta suy nghĩ và …. Và quá trình tạo ra ATP bắt đầu từ glucose. Glucose là nhiên liệu cơ bản nhất của tế bào. Nếu chúng ta ăn hoặc uống glucose (nước ngọt, bánh kẹo) thì glucose được hấp thụ trực tiếp vào máu và sẵn sàng cho tế bào sử dụng. Nếu chúng ta ăn tinh bột (khoai lang, khoai mì, …) thì một loại enzyme tên là saliva (amylase, từ tuyến nước bọt) sẽ phân cắt các phân tử polisacharide này và chuyển hóa thành glucose cho tế bào sử dụng. Một số trường hợp, chế độ ăn loại bỏ hoàn toàn carbohydrate (không có bất kỳ thành phần nào chuyển thành glucose) thì tế bào sẽ đốt cháy mỡ và phân giải protein thành glucose để sử dụng.

Các bạn biết đấy, ung thư là bệnh của tế bào!!!

ĐƯỜNG và UNG THƯ

Tế bào ung thư phát triển cực nhanh, nên chúng cần lượng lớn năng lượng. Có nghĩa là chúng cần lượng lớn glucose. Ngoài ra, tế bào ung thư cũng cần lượng lớn nguồn dinh dưỡng khác như amino acids, chất béo chứ không chỉ đường.

Một câu hỏi đặt ra rằng: nếu tế bào ung thư cần nhiều đường như thế thì chúng ta cắt bỏ hoàn toàn đường ra chế độ ăn để ngừng sự phát triển ung thư? NO NO NO KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ VẬY!!!!!!!!! TẤT CẢ TẾ BÀO KHỎE MẠNH VÀ UNG THƯ ĐỀU CẦN ĐƯỜNG ĐỂ TỒN TẠI CÁC BẠN Ạ.

Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào báo cáo về việc LOẠI BỎ HOÀN TOÀN ĐƯỜNG RA KHỎI CHẾ ĐỘ ĂN thì giảm nguy cơ ung thư và kéo dài thời gian sống của BỆNH NHÂN UNG THƯ. Nhưng có công bố ở chuột (Hopskin, 2018) về một chế độ ăn hạn chế nghiêm ngặt carbohydrate (chế độ keto) kết hợp với thuốc chống PI3K thì khối u đã co lại.

TẠI SAO CHÚNG TA LO LẮNG NẾU ĐƯỜNG KHÔNG PHẢI NGUYÊN NGÂN GÂY UNG THƯ?

Đường không phải là tác nhân TRỰC TIẾP gây bệnh ung thư. Tại sao chúng ta luôn khuyến khích giảm thiểu lượng đường trong chế độ ăn hằng ngày.

Lý do thứ nhất: tăng cân do tiêu thụ lượng đường lớn trong thời gian dài là nguyên nhân gây ung thư. Mà béo phì làm tăng nguy cơ của 13 loại ung thư (Tổ chức CRU công bố), đứng sau thuốc lá.

Lý do thứ hai: khi lượng đường trong máu biến động đột ngột, cơ thể bạn bị rối loạn đáp ứng với đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể giải bạn giải phóng chất tăng trưởng giống như insulin (IGF), đặc biệt ở người bị kháng insulin (insulin-resistant), yếu tố này giúp tế bào ung thư phát triển. Nếu bạn kiểm soát được mức độ đường huyết trong máu thì IGF giải phóng ít hơn và có khả năng làm giảm sự phát triển ung thư. Có nghĩa là, insulin cao là con đường dẫn đến ung thư, mà đường là tác nhân gây insulin cao (Marcia N. Paddock, và cs, 2019).

CÁCH CHÚNG TA CẮT GIẢM ĐƯỜNG

Để giảm thiểu sự thay đổi đột ngột lượng đường trong máu, bạn không nên tránh tất cả các loại đường trong thực phẩm mà bạn hãy là người thông thái khi quyết định cái gì nên và cái gì không nên nuốt vào dạ dày. Nếu bạn ăn chất xơ, protein, chất béo giúp cơ thể bạn tạo ít insulin hơn để đáp ứng với đường đơn. Sau đây là một số cách Mita gợi ý:

  1. Thay vì ăn khoai tây chiên, chọn các loại hạt. Thay vì chọn các loại hạt tẩm đường thì chỉ chọn loại hạt rang chín không gia vị.
  2. Thay vì uống nước ngọt, chọn nước suối.
  3. Thay vì ăn bánh kẹo, chọn hoa quả.
  4. Thay vì ăn cơm trắng thì chọn cơm nâu hoặc các loại củ thay thế.
  5. Thay vì ăn nhiều hoa quả thì chọn thêm ít rau xanh.
  6. Cố gắng không ăn món tráng miệng sau bữa ăn mà để dành giữa các bữa ăn.

DÀNH CHO BẠN

  1. Giới hạn đường đơn và tinh bột tách cám trong chế độ ăn của bạn, những món này gồm kẹo, bánh ngọt, thực phẩm nướng, hoa quả khô, bánh mì trắng, gạo trắng.
  2. Giảm hấp thụ đường từ các loại nước uống chứa đường như nước ngọt, nước ép trái cây, soda.
  3. Nạp đường vào cơ thể từ nguồn gốc tự nhiên vì nhóm thực phẩm này ngoài chứa đường (năng lượng cơ bản của tế bào) chúng còn chứa rất nhiều dinh dưỡng như vitamins, khoáng, chất chống oxi hóa (antioxidants), hóa chất thực vật (phytochemicals), và chất xơ là những chất rất tốt cho cơ thể.
  4. Ăn uống lành mạnh chính là ăn đa dạng thực phẩm và chọn lựa những thực phẩm tốt cho sức khỏe, một gợi ý như sau tinh bột nguyên cám (1 phần), thịt nạc (3 phần) , rau xanh (4 phần) và trái cây (2 phần).

Mita hy vọng bài viết này có thể hỗ trợ cho bạn phần nào trong cuộc hành trình chiến đấu với ung thư. Chúc các bạn luôn nhận được năng lượng bình an !

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại bên dưới, Mita sẽ nỗ lực trả lời trong giới hạn hiểu biết.

Trân trọng,

Mita

Dành thời gian cho điều ý nghĩa!

Tài liệu tham khảo

[1] Hu CM, Tien SC, Hsieh PK, Jeng YM, Chang MC, Chang YT, Chen YJ, Lee EYP, Lee WH, High Glucose Triggers Nucleotide Imbalance through O-GlcNAcylation of Key Enzymes and Induces KRAS Mutation in Pancreatic Cells, Cell Metab., 2019 June 4, 29(6): 1334-1349.e.10.

[2] Paddock MN, field SJ, Cantley LC, Treating cancer with phosphatidylinositol-3-kinase inhibitors: increasing efficacy and overcoming resistance, J Lipid Res., 2019 Apr, 60(4): 747-752.

KẾT NỐI VỚI MITA

—-www.mitabio.com—

@Page Facebook: Mita

@Youtube: Youtube Mita

@Instagram: mitabio960

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 10 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop files here