Bạn đọc thêm bài: K GIÁP: DINH DƯỠNG CẦN TRÁNH
Mita gom lại đây để cả nhà cùng tham khảo luôn nhé cả nhà!
Câu hỏi 1.
Chào chị, cả hai bác sĩ dặn dò chị đều ổn cả.
1) Đậu nành không lên men và giá đỗ chứa nhiều chất goitrogens ảnh hưởng hến khả năng hấp thụ i-ốt, nhưng giá đỗ nấu chín thì goitrogens biến mất. Tuy nhiên, lượng dùng ít mỗi ngày trung bình 500gr loại thực phẩm này thì cơ thể của bạn vẫn tự điều chỉnh, cân bằng. Do đó, Bạn có thể ăn giá đỗ nhưng phải nấu chín hoặc kiểm soát số lượng ăn mỗi ngày nhé.
2) Đồ biển chứa nhiều i-ốt, bạn nạp vào quá nhiều có thể gây rối loạn hấp thụ i-ốt. Vì thế, bạn cân nhắc ăn cho hợp lý nhé! Thân! Bạn có thể xem bài viết Mita viết về Dinh dưỡng cần thiết và cần tránh dành cho bệnh K giáp bạn sẽ hiểu rõ hơn. Chúc bạn khỏe!
Câu hỏi 2.
Chào chị,
1) Sữa ensure uống được chị nhé! Nếu có lựa chọn tốt hơn hãy uống sữa thực vật như sữa dừa, sữa hạt, sữa bí sẽ tốt hơn.
2) Thịt đỏ, rau họ cải, sữa đậu nành. Chị xem bài viết chi tiết em phân tích Dinh dưỡng bệnh K giáp nhé!
Câu hỏi 3.
Chào chị,
Bổ sung canxi mà thiếu magie thì cơ thể không hấp thụ hết canxi chị ạ. Ngoài bổ sung bằng thuốc, chị cân nhắc thêm việc bổ sung bằng canxi tự nhiên từ thực phẩm.
Câu hỏi 4.
Chào chị, chị cân nhắc lại chế độ dinh dưỡng giàu vitamin như hoa quả giàu vitamin C, sữa chua… và nếu cần thiết bổ sung vitamin tổng hợp và chất khoáng có chứa Vitamin B12 và folate. Cơ thể chị cần hai loại vitamin B12 và folate để tổng hợp bạch cầu (WBCs). Chúc chị khỏe mạnh!
Câu hỏi 5.
Chào chị, uống được chị nhé! Hiện nay chưa có công bố nào collagen ảnh hưởng đến K giáp.
Câu hỏi 6.
Chào chị, bác sĩ điều trị của chị không đề nghị uống thì chị không cần phải uống, đường lo lắng nhé! Nhớ kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ có phác đồ gia giảm phù hợp. Và cũng nhớ duy trì chế độ ăn uống lối sống lành mạnh để tuyến giáp hoạt động tốt chị nhé! Chúc chị luôn khỏe mạnh!
Câu hỏi 7.
Chào Hà Trang Nguyễn, câu hỏi của bạn được mình phân tích rõ trong Bài dinh dưỡng nên/ không nên cho K giáp, bạn tìm đọc xem nhé. Còn về sữa thì bạn uống được và cũng có vài chú ý (mình có ghi rõ trong bài viết).
Câu hỏi 8.
Chào chị Nga Nguyễn, B12 12ug/ ngày là hơi nhiều chị ạ. Tầm 4-6 ug/ ngày là ổn rồi ạ.
Câu hỏi 9.
Chào chị, hiện nay phương pháp mổ cắt bỏ, nạo sạch là phương pháp được cần thiết thực hiện trong giai đoạn đầu tiên cho bệnh nhân K giáp chị nhé! Chị yên tâm!
Câu hỏi 10.
Chào chị, chị có thể ăn cá biển mỗi ngày có kiểm soát vì chị cắt toàn bộ tuyến giáp. Chị có thể ăn thêm rau xanh, hoa quả tươi để loại bớt một phần độc tố thừa, hạn chế nêm nếm gia vị, nên ăn đa dạng cá.
Câu hỏi 11.
Chào chị, một số loại hạt như hạt kê và hạt đậu phộng chứa nhiều goitrogens, hạt lúa mạch chưa loại bỏ gluten phải kiêng chị nhé. Hạt vừng, mộc nhỉ ăn được.
Câu hỏi 12.
Chào bạn Nguyễn Thảo, bác sĩ điều trị của bạn dưa vào kết quả phẫu thuật, mức độ phát triển của bệnh sẽ quyết định việc uống hay không uống phóng xạ i-ốt.
Câu hỏi 13.
Chào bạn An Nhiên, tam thấp mật ong nghệ đều tốt cả. Bạn không nên uống mật ong chứa đường. Uống buổi sáng có thể giữa bữa ăn sáng với trưa cũng được (vì sáng sớm bạn đã uống hooc-môn rồi phải không?) Bạn không cần thêm bất kỳ chút muối nào vào thức ăn sẽ tốt cho sức khỏe bạn và gia đình bạn.
Câu hỏi 14.
Chào bạn Lam Nguyễn, bạn không phải lo lắng gì nếu các chỉ số đã nằm trong giới hạn an toàn hoặc sự chênh lệch cao/ thấp một chút. Tuy nhiên, cần phải khám sức khỏe định kỳ để biết tình hình của bạn thay đổi như thế nào? K có trở lại hay không?
Câu 15.
Chào chị Nguyệt Dương,
T (primary Tumor) có nghĩa là khối u. Về mặt phân loại kích thước khối u có 4 phân loại T1, T2, T3, T4. T1 là nhỏ nhất, T4 là lớn nhất.
N (nodes) có nghĩa là hạch. N0 có nghĩa là ung thư chưa di căn tới hạch nào.
M (Metastasis) mô tả khoảng cách di căn của tế bào ung thư. M0 có nghĩa là không tìm thấy sự di căn.
====
Bạn có thắc mắc nào hãy comment bên dưới nhé!
=====
Mita
Không có bình luận
Bác sỹ trả lời kỹ quá!
cảm ơn bạn !
Cảm ơn Mita Tran nhiều . Mình đã có thêm nhiều thông tin về K giâp . Chúc bạn luôn khỏe và đồng hành cùng bn nhé ❤
<3 Bình an nhé!
Chào bs. Bs cho e hỏi chút được không ạ. E là bệnh nhân K giáp cắt 1 thùy và ko có chỉ định uống iod vậy e có hiến máu được không ạ.
Chào bạn, về mặt lý thuyết là được không vấn đề gì cả. Bạn cứ tham gia, rồi các bác sĩ lấy máu sẽ có phần kiểm tra lại những yếu tố liên quan khác và quyết định cuối cùng là bạn có được hiến hay không hiến. Thân!
Bác sĩ cho em hỏi, mẹ em uống Iod được 24 ngày rồi, đã ăn uống bình thường được chưa ạ? Và có nên bổ sung i ốt ko ạ?
Chào bạn, mẹ bạn cứ ăn uống bình thường. Nên ăn nhiều thức ăn thuộc nhóm : http://mitabio.com/2019/07/08/k-giap-dinh-duong-can-thiet/, và kiểm soát các thức ăn thuộc nhóm: Dinh dưỡng cần tránh bạn nhé!
Mẹ bạn đang ở trạng thái nào của bệnh?
<3 Bình anh nhé!
Chào Mita!
Mình bị u giáp đã cắt 3/4 giáp năm 2018. đang uống hocmon giáp mỗi ngày. tuy nhiên khi mình siêu âm lại thì 1/4 giáp còn lại cũng có khối u bằng với kích thước khối u mà mình đã mỗ trước kia. Mình tư vấn bs thì bs bảo khg cần mổ nữa vì u đã cắt lần trước khi giãi phẩu bệnh cho kết quả là u giáp, không phải K.
mình đang áp dụng chế độ ăn rất ít thịt, ăn ít cơm, chỉ ăn ít trứng và cá nhỏ, ăn nhiều rau, sinh tố, sữa hạt, tập thể dục, ngủ đủ, ăn trái cây…
Mita cho mình lời khuyên trong thời gian tới mình nên làm gì, tiếp tục uống hocmon đến suốt đời ? cảm ơn Mita nhiều lắm!!!
Chào bạn:
1. Việc uống hocmon suốt đời hay không còn phụ thuộc vào phản hồi của cơ thể bạn nhé! Nếu cơ thể phản ứng bình thường, không có biến đổi đặc biệt gì như thắt ở ngực, khó thở, bực bội, khó chịu, bốc hỏa về chiều tối đặc biệt khoảng 10 giờ đêm trở đi. Và kết hợp mỗi lần tái kiểm tra các chỉ số xét nghiệm liên quan đến chức năng tuyến giáp thì Bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng hocmon hoặc tiếp tục uống liền cao hơn, hoặc giữ liều cũ, hoặc ngưng uống.
2. Bệnh tuyến giáp liên quan đến toàn bộ hoc môn trong cơ thể, theo nghiên cứu lâm sàng các nhà khoa học cho thấy người bệnh có vấn đề tuyến giáp theo thời gian tuổi tác sẽ kèm theo một số bệnh liên quan đến hoc môn như ú, tử cung, tâm lý, …. Cho nên, mình khuyên bạn hãy xây dựng một lối sống lành mạnh để những chuyện trên có thể xảy ra cũng sẽ xảy ra chậm hơn và nhẹ nhàng hơn. Vì chúng ta không thể ngừng thời gian, năm tháng trôi qua chúng ta phải đón nhận những điều đó. Trong khoa học của mình gọi là thời gian và epigenetic modifications có mối quan hệ chặt chẽ và chúng ta không ngăn cản được điều đó, chúng ta chỉ có thể làm chậm đi thôi.
Mình hy vọng bạn hiểu và sẽ có nhận định đầy đủ để sống khỏe nhé!
Thân,
Mita
Dạ em chào bác sỹ, em bị k giáp dạng nhú và em không có ý định phẫu thuật cắt bỏ, vậy bác sỹ cho em hỏi, em thực hiện ăn uống theo như bác sỹ nói thì có thể chữa bệnh không ạ. Em cám ơn nhiều
Không có gì đảm bảo cho bạn cả, đó là cả quá trình không ai cũng có thể vượt qua được, có người thành công và cũng nhiều người thất bại. Bạn hãy chọn điều tốt nhất cho bản thân mình!
1 Trackback or Pingback