Liệu bạn đã từng nhận ra sự đua nhau không ngớt trong việc kiếm được một DANH HIỆU hay một CHỨNG NHẬN để nâng cao vị thế cá nhân? Mỗi năm, hàng loạt cuộc thi sắc đẹp được tổ chức trên khắp nơi, đưa hoa hậu lên đỉnh vinh quang. Khi đăng quang, cuộc sống của hoa hậu bất ngờ thay đổi, thu hút sự chú ý từ mọi người, và mọi thứ liên quan đến hoa hậu đều “TĂNG GIÁ”.
Nhưng không chỉ trong giới sắc đẹp, mà cả trong ngành thực phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực sức khỏe, cũng diễn ra một cuộc đua không kém phần khốc liệt – cuộc đua CHỨNG NHẬN. Các loại chứng nhận trở thành như một chiến lược kinh tế cho mỗi tổ chức, giúp sản phẩm dễ dàng được BÁN GIÁ CAO.
Những người có hiểu biết về thị hiếu của người tiêu dùng sẽ nhận ra rằng cuộc đua này thật đáng sợ. Tuy nhiên, nhiều CHỨNG NHẬN chỉ dừng lại ở mức độ HÌNH THỨC, KHÔNG ĐI KÈM VỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM thực sự. Ở Việt Nam, việc đạt chứng nhận thậm chí còn trở nên bi hài (quy trình các tổ chức và thực trạng), nhưng nếu không có chứng nhận, việc giải thích cũng trở nên khó khăn (người dùng).
Hiện nay, trong ngành sản xuất dược phẩm tại Việt Nam, chưa có nhà máy nào đạt được chứng nhận FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), chỉ có 4 nhà máy dược phẩm đạt được chứng nhận EU GMP (Thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn Châu Âu), và hơn 200 nhà máy khác đang trong quá trình đua nhau để đạt được chứng nhận này.
Theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị của tập đoàn GMPc, một đơn vị có kinh nghiệm rộng lớn trong lĩnh vực xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm, ông Đào Xuân Hưởng cho biết cuộc đua các chứng nhận của các tập đoàn là cực kỳ khốc liệt. Ông nói: “Hầu hết các nhà đầu tư đều mong muốn có được danh hiệu để có thể BÁN SẢN PHẨM VỚI GIÁ CAO TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM. Hiện nay, để đạt được chứng nhận EU GMP, vốn đầu tư tối thiểu phải là 500 tỷ đồng, thậm chí lên đến vài ngàn tỷ. Sau khi đạt được, trong vòng 3 năm, nhà máy phải xuất khẩu sản phẩm sang EU, nếu không sẽ bị mất chứng nhận. Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy không thể xuất khẩu sang EU vì nhiều lý do, và trong thời gian đó, chi phí vận hành theo tiêu chuẩn EU quá lớn, khiến nhiều nhà máy đối diện nguy cơ phá sản”.
Cuối cùng, người chịu tổn thất nhất là người tiêu dùng. Một sản phẩm có giá trị ban đầu là 1 đồng, sau khi tính thêm chi phí sản xuất theo tiêu chuẩn EU GMP là 90 đồng, chi phí marketing là 30 đồng, chi phí đóng gói, nhãn mác và vận chuyển là thêm 2 đồng. Tổng cộng, người tiêu dùng phải chi trả lên đến 123 đồng (tối thiểu vậy, vì còn nhiều chi phí khác như đa cấp thương mại, nhân sự, chi phí rủi ro…). Tuy nhiên, dù số tiền mà người tiêu dùng phải trả là cao như vậy, nhưng nhà đầu tư vẫn không thể thu lại đủ vốn, thậm chí có thể phá sản, do chi phí vận hành và duy trì hệ thống quá lớn. Vậy ai mới là người thực sự giàu có?
Câu hỏi đặt ra là: Sau khi trở thành hoa hậu, ngoài việc đeo chiếc vương miện, liệu họ đã trở nên vượt trội với trí tuệ và lòng nhân ái hay không? Nếu có, vì sao chúng ta không thể làm được như vậy? Bạn nghĩ sao?
Tương tự như vậy, với một sản phẩm, nếu đã tốt từ trước, thì sau khi được chứng nhận cũng sẽ vẫn tốt như thế. Sản phẩm có thể giúp người dùng giảm bớt triệu chứng bệnh tật trước đó thì không thể biến một người bệnh thành người khỏe mạnh chỉ vì DÁN LÊN NHÃN CHỨNG NHẬN.
Điều quan trọng nhất của một sản phẩm là đảm bảo chất lượng và hiệu quả lâu dài cho người sử dụng. Để làm được điều này, cần phải có cơ sở khoa học vững chắc trước khi sản xuất, quy trình sản xuất phải được kiểm soát nghiêm ngặt, và điều quan trọng nhất là cần thời gian để đánh giá và điều chỉnh.
Bạn thấy đó, chiếc vương miện của một hoa hậu chỉ làm náo động một thời gian ngắn, sau đó thì cũng trôi vào dĩ vãng. Và chiếc vương miện chỉ còn là một mảnh trang sức kỷ niệm.
Điều đặc biệt, con người không thể là đối tượng thí nghiệm như chuột, mà họ là những cá nhân có khả năng tự quyết định và tự do. Vì vậy, không có một sản phẩm hoàn hảo phù hợp cho tất cả mọi người. Mỗi người đều đóng góp vào việc chăm sóc sức khỏe của bản thân bằng cách tích lũy kiến thức, áp dụng, thực hành, quan sát, điều chỉnh và đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp với bản thân mình. Các chứng nhận chỉ là một phần nhỏ trong quá trình này, nhưng chắc một điều rằng, giá cả sẽ đi đôi với chứng nhận. Sản phẩm có nhiều chứng nhận sẽ chắc chắn bán được giá cao, nhưng chất lượng sản phẩm không thể tăng lên được chỉ vì chứng nhận có được.
Mita Tran
From USA
26/4/2024