CHỌN MÁY ÉP CHẬM – Phần 2

#mitatran
#mayepcham
#nuoceprau
Mita đã đề cập về máy ép chậm ở phần 1 lần trước về các tiêu chí chọn máy, mua máy các bạn có thể xem lại nhé. Ở phần này, Mita trả lời những vấn đề xoay quanh máy ép chậm và nước ép rau mà các bạn thắc mắc:

Tiêu chí quan trọng nhất để chọn máy ép chậm đó là gì?

Máy ép chậm không sinh nhiệt để giữ dinh dưỡng không biến chất, ép kiệt nước trong rau, chất lượng nước ép tốt (không cặn, không tách lớp, không nổi bọt khí, màu đậm đặc).

Nước ép rau tách lớp là do máy hay là lý do gì khác?

Nước ép rau bị tách lớp sau ép là một dấu hiệu của nước ép kém chất lượng. Nguyên nhân tách lớp là do máy hay lý do nào khác? Theo kinh nghiệm sử dụng tá lả thiết bị từ trung bình đến cao cấp thì Mita khẳng định NƯỚC ÉP RAU TÁCH LỚP LÀ DO MÁY. Hình bên dưới chỉ sử dụng máy ép chậm loại trung bình thương hiệu Hurom H-AE-EBB19/DW/0162, nước ép sau khi ép 6 tiếng đồng hồ vẫn chưa tách lớp gì cả? Mình chưa thử để qua đêm và kiểm tra xem chúng có tách lớp không (lúc nào mình thử mình chia sẻ với các bạn sau). Từ đó, suy ra nếu bạn chọn dòng máy ép cao cấp như Norwalk hay Pure thì chuyện tách lớp nước ép rau gần như ngủ nằm mơ chờ giấc mơ đến vậy.

Nước ép rau có nhiều bọt, nhiều đến hơn một nửa số nước ép là do lý do gì?

Nước ép rau có quá nhiều bọt khí cũng là dấu hiệu của nước ép kém chất lượng. Có một số loại rau độ nhớt cao như mồng tơi, rau sam, lô hội (nha đam) … thì khi ép chúng có tạo chút bọt nhưng không nhiều như trường hợp bạn ép rau mà tạo bọt hết nửa bình nước ép. Bạn nhìn hình mình minh hoạt bên dưới hoàn toàn không có chút bọt nào khi ép 100% rau không quả, không củ.

Nên mua máy ép chậm nào?

Các bạn hỏi mình nhiều nhất câu này, đương nhiên các bạn cũng không nhận được câu trả lời hài lòng nhất rồi. Bởi vì, các bạn chưa đọc kỹ CÔNG CỤ CHỮA LÀNH (P1) đấy mà. Nếu các bạn hỏi Mita thích dòng máy ép chậm nào nhất thì ắt sẽ có câu trả lời hợp lý. Dòng máy Mita thích đến giờ phút này vẫn là Norwalk hoặc Pure (hình đính kèm bên dưới), dòng máy tầm trung bình trên Mita gợi ý cả nhà sử dụng có thể dùng Kurvings CS700 hoặc 600, Hurom HW-SBA18 hoặc Hurom H30 hoặc Hurom Hz-SBA17 hoặc Hurom H-AE-EBB19 hoặc rẻ hơn chút thì chọn Hurom HB-8888 hoặc BioChef 888 hoặc …. (Mita sẽ điền vào ô trống sau khi đã nghịch với chúng nhé). Dòng máy trung bình dưới có thể sử dụng như là Panasonic MJ-L500 hay Klarstein 150W, …

Dưới đây là một số máy bạn có thể tham khảo. Quan trọng hơn hết hãy chọn máy với giá cả hợp lý với khả năng. Đương nhiên máy tốt thì chất lượng nước ép tốt hơn, và điều quan trọng còn ở chỗ nơi bảo hành và t hay thế dụng cụ nữa. Chúng ta nên chọn một bức tranh nhiều ưu điểm nhất!

Dòng máy ép thủy lực, nước ép ngon, ép vất vã. Giá máy từ 70tr đến 120tr. Hàng nhập từ Mỹ.

Bã máy ép Hurom – H-AE-EBB19 phiên bản giới hạn. Bộ lọc gồm 2 lưới lọc. Nước ép ngon, không cặn. Máy nhập từ Hàn Quốc. Giá tầm 22tr.

H-AE-EBB19 phiên bản giới hạn. Bộ lọc gồm 2 lưới lọc. Nước ép ngon, không cặn. Máy nhập từ Hàn Quốc. Giá tầm 22tr.

H-AE-EBB19 phiên bản giới hạn. Bộ lọc gồm 2 lưới lọc. Nước ép ngon, không cặn. Máy nhập từ Hàn Quốc. Giá tầm 22tr.

Kurvings CS700. Nước ép ngon. Không cặn. Hàng nhập khẩu. Giá máy dao động 30tr.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 10 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop files here