Rối loạn chuyển hoá tim:
- Thừa cân
- Béo phì
- Tăng huyết áp
- Tăng nồng độ glucose maú
- Tăng nồng độ lipid máu
- Bệnh tim
Mì tôm
Mì tôm (hay mì ăn liền) chứa lượng carbohydrates tinh chế cao, lượng lớn chất béo xấu (chất béo bão hoà), nhiều muối và nghèo dinh dưỡng.
Đối tượng sử dụng nhiều mì tôm nhất là sinh viên, người lao động, người thu nhập thấp.
Tình trạng hiện tại: xu hướng mắc bệnh tim mạch sớm từ 20-40 tuổi.
Nước tiêu thụ mì tôm lớn nhất thế giới hiện nay là Hàn Quốc, trong vi-đê-ô này, tôi gởi đến bạn nghiên cứu cắt ngang 3.397 sinh viên Đại học Seoul Hàn Quốc có độ tuổi từ 18-29 tuổi trong đó1.782 nam và 1.615 nữ, tiêu thụ mì tôm suốt 1 năm trước khi tiến hành khảo sát. Nhóm tiêu thụ 1 lần/ tháng thuộc nhóm ăn ít, tiêu thụ nhiều hơn 3 lần/ tuần thuộc nhóm ăn nhiều.
Kết quả phân tích cho thấy ở nhóm ăn 3 lần mì tôm/ tuần có chỉ số triglyceride cao hơn 2,6 lần so với nhóm ăn 1 lần/ tháng. Riêng ở nữ giới, huyết áp tâm trương ở nhóm nữ ăn nhiều mì tôm cao hơn ở nhóm nữ ăn ít mì tôm, nhưng huyết áp tâm thu thì không thay đổi, và điều này không thay đổi ở nam giới.
Lý do là gì?
- Mì tôm chứa lượng carbs rất cao và chất béo xấu, việc tiêu thụ lượng lớn trong thời gian dài, làm rối loạn chuyển hoá và chỉ số triglyceride tăng cao.
- Chất Bisphenol A có trong bao bì nói chung và túi mì nói riêng (độc hại nhất ở mì ly, đổ nước nóng vào ly khi dùng, hoặc túi nilon đựng thức ăn nóng) rất nhạy cảm với thụ thể estrogen (có nhiều ở nữ giới, nam giới có rất ít), Bisphenol A tương tác với thụ thể estrogen để thúc đẩy nhanh quá trình tạo mỡ.
Do đó, để hạn chế nguy cơ chuyển hoá cơ tim bạn nên:
- Tránh thức ăn nhanh
- Ăn cực ít hoặc loại bỏ ăn mì tôm. Khi ăn nên ăn mì đúng cách như rửa mì, ăn kèm rau, bổ sung dinh dưỡng, loại bỏ túi dầu.
- Ăn nhiều rau xanh, quả chín.
- Ăn thức ăn chế biến đơn giản, hoặc không cần chế biến.
- Tăng cường tập thể dục
Tóm lại, tiêu thụ mì tôm có hại cho sức khoẻ của bạn, đặc biệt ảnh hưởng đến yếu tố chuyển hoá tim, đặc biệt ở nữ giới. Hy vọng rằng các bạn giảm tiêu thụ mì tôm và ngành công nghiệp mì tôm thay đổi cách chế biến lành mạnh, nâng cao dinh dưỡng mì tôm.
Đọc thêm: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28584580/