Chảy máu cam hay chảy máu mũi là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ.
NGUYÊN NHÂN
1. Hầu hết các trường hợp chảy máu cam ở trẻ là do tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi. Sự tổn thương này có thể do bé dùng đồ vật cứng cho vào mũi, hoặc ngoáy mũi.
2. Một số rất ít do có khối u mũi (hầu hết là lành tính).
3. Màng nhày của vách ngăn mũi bị mất tính đàn hồi do độ ẩm môi trường sống dẫn đến không khí bị khô.
4. Bị nóng trong người gây vỡ mạch máu.
5. Bị viêm mũi mãn tính gây giãn tĩnh mạch mũi.
6. Bị thiếu hụt vitamin C hoặc bị các bệnh do di truyền.
XỬ LÝ KHI BÉ BỊ CHẢY MÁU CAM
Trước tiên hết người lớn hãy bình tĩnh, xử trí từng bước một:
CÁCH 1:
1. Đặt bé nghiêng đầu về phía trước để máu chảy xuống sàn hoặc khăn giấy hoặc khăn lau để xác định máu chảy từ cánh mũi nào. KHÔNG ĐƯỢC NGỬA ĐẦU BÉ VỀ PHÍA SAU – máu sẽ chảy ngược vào trong, gây cục máu đông ở bên trong và nuốt máu vào dạ dày.
2. Dùng ngón tay cái và tay trỏ BÓP HAI CÁNH MŨI không bóp sống mũi khoảng 10 phút để máu có thể đủ thời gian đông lại. Chú ý, bóp không thả lỏng nhé người lớn. Trong lúc này, hướng dẫn bé thở bằng miệng.
3. Cho bé nằm nghỉ ngơi trong vài giờ.
CÁCH 2:
1. Dùng khăn giấy mềm nhắt vào mũi cho máu đông lại.
2. Dùng viên đá chườm vào cánh mũi cho máu đông lại.
Chườm đá cánh mũi và nhắt khăn giấy hoặc bông (hình internet) |
Đặt bé ngã đầu về phía trước, bóp chặt hai bên cánh mũi trong 10 phút không được thả ra |
Nếu sơ cứu cho bé mà máu vẫn không ngừng chảy trong 20 phút nên đưa bé đến gặp bác sĩ!
GIÚP BÉ PHÒNG NGỪA CHẢY MÁU CAM
1. Giải thích cho bé hiểu sự nguy hiểm của việc ngoáy mũi (thống kê cho thấy hầu hết trẻ hay chảy máu cam lại có thêm tật ngoáy mũi).
2. Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên.
3. Hạn chế các đồ chơi nhỏ, sắc nhọn và để xa các đồ vật nhỏ, nhọn trong tầm với của trẻ.
4. Bổ sung thêm vitamin C, K và sắt cho bé bằng cách uống nước chanh, nước cam, ăn thêm trứng gà và thịt bò.
5. Giữ mũi cho bé ấm bằng cách đeo khẩu trang, nón che mũi khi bé trong môi trường lạnh.
6. Một số trường hợp bé quá năng động cũng gây chảy máu cam, người lớn nên mặc đồ thoáng mát cho bé và thi thoảng nhắc bé uống thêm nước. Hướng dẫn bé chơi các trò chơi nhẹ nhàng như vẽ tranh, đọc sách, xem ti vi.
7. Làm ẩm niêm mạc mũi của bé bằng nước muối sinh lý (người lớn nên mua loại nước muối dành nhỏ mắt để nhỏ mũi – nồng độ 0,9%).
BỊ CHẢY MÁU CAM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Hầu hết các trường hợp chảy máu cam ở trẻ không nguy hiểm, nhưng nếu bé chảy quá thường xuyên cần phải đưa bé gặp bác sĩ để chẩn đoán. Người lớn không nên chủ quan. Các bệnh lý nghiêm trọng có thể u xơ vòm mũi, u mạch máu, giãn tĩnh mạch, viêm xoang, …
Chúc các bé khỏe mạnh và người lớn luôn bình tĩnh để xử trí trong trường hợp bé bị chảy máu mũi.
Mita