Các tên gọi của EDTA
EDTA có tên gọi khác là Acide Éthylènediaminetétracétique, Calcium Disodium Edathamil, Calcium Disodium EDTA, Calcium Disodium Edetate, Calcium Disodium Versenate, Calcium Edetate, Calcium EDTA, Chelation Therapy, Disodium Edathamil, Disodium Edetate, Disodium EDTA, Disodium Ethylenediamine Tetraacetic Acid, Disodium Tetraacetate, Edetate, Edetate Calcium Disodium, Edetate Disodium, Edetic Acid, EDTA de Calcium Disodique, EDTA de Fer, Ethane-1,2-diyldinitrilo Tetraacetic Acid, Ethylene Diamene Tetraacetic Acid, Ethylenediamine tetraacetic acid, Éthylènediaminetétraacétate de Calcium et de Disodium, Éthylène-Diamine-Tétracétate Disodique, Iron EDTA, Sodium Calcium Edetate, Sodium Edetate, Traitement Chélateur, Trisodium ethylenediamine
Thông tin chung về EDTA
EDTA là một sản phẩm kê đơn, được tiêm vào tĩnh mạch, cơ bắp trong trường hợp điều trị nhiễm độc chì và tổn thương não do nhiễm độc chì, điều trị ngộ độc phóng xạ như plutonium, thorium, uranium và stronti, loại bỏ đồng ở bệnh nhân Wilson, giảm mức cặn canxi ở một số người thừa canxi.
EDTA cũng được dùng qua đường tĩnh mạch cho tim và máu ở người có nhịp tim không đều do tiếp xúc với hoá chất glycoside tim, xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch), đau thắt ngực, huyết áp cao, cholesterol cao, đột quỵ, và các vấn đề liên quan đến tuần hoàn máu.
EDTA được sử dụng đường tĩnh mạch trong một số trường hợp khác như điều trị ung thư, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, thoái hoá điểm vàng (mắt), bệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer, bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, và các tình trạng da bao gồm xơ cứng bì, bệnh vẩy nến.
EDTA được sử dụng cho cơ thể nhiễm độc chì và tổn thương não.
EDTA còn được sử dụng như thuốc điều trị kích ứng da do các kim loại như Crom, Niken, Đồng gây ra.
Thuốc nhỏ mắt chứa EDTA được dùng để loại bỏ cặn canxi trong mắt.
EDTA cũng được sử dụng như chất phụ gia thêm vào thực phẩm, EDTA liên kết với sắt trong các sản phẩm ngũ cốc, giúp bảo quản thực phẩm, tăng màu sắc, kết cấu, hương vị thực phẩm.
EDTA được thêm vào các sản phẩm dược phẩm, chất tẩy rửa, xà phòng lỏng, dầu gội đầu, bình xịt hoá công chất nông nghiệp, chất tẩy rửa kính áp tròng, mỹ phẩm, trong các ống lấy máu ở phòng y tế.
Nguyên tắc hoạt động của EDTA
EDTA là hoá chất liên kết và giữ (chelate) các khoáng chất, kim loại như crom, sắt, chì, thuỷ nhân, nhôm, niken, kẽm, canxi, coban, mangan, magie, Khi EDTA vào cơ thể, liên kết với kim loại nặng trên, chúng không có bất kỳ tác động nào lên cơ thể, và cuối cùng chúng bị loại khỏi cơ thể. Quá trình loại khỏi cơ thể, chúng mang theo kim loại nặng thừa trong cơ thể ra ngoài.
Phản ứng phụ
EDTA an toàn khi được sử dụng như một sản phẩm kê đơn, thuốc nhỏ mắt, và một lượng nhỏ trong chất bảo quản thực phẩm. EDTA có thể gây co thắt bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, huyết áp thấp, các vấn đề về da và sốt.
EDTA sẽ KHÔNG AN TOÀN nếu sử dụng hơn 3g mỗi ngày hoặc dùng lâu hơn 5-7 ngày. Quá nhiều EDTA có thể gây tổn thương thận, lượng canxi thấp nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Cảnh báo
Mẹ mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ: EDTA an toàn khi sử dụng như chất phụ gia thực phẩm, nhưng số lượng lớn hơn chưa xác định mức độ an toàn. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến chuyên gia sức khoẻ trước khi dùng.
Bệnh hen suyễn: EDTA có thể khiến ống thở bị thu hẹp ở một số người bệnh hen suyễn.
Bệnh rối loạn nhịp tim: EDTA có thể làm nhịp tim trở nên tệ hơn.
Bệnh tiểu đường: EDTA cản trở việc kiểm soát đường huyết máu tương đương insulin.
Hạ canxi máu: EDTA làm giảm canxi huyết thanh, làm hạ canxi máu trầm trọng.
Hạ kali máu: EDTA liên kết với kali, làm tăng lượng kali thải ra ngoài qua nước tiểu. Dẫn đến nồng độ kali máu giảm xuống thấp.
Hạ huyết áp: EDTA liên kết với magie, làm tăng lượng magie thải ra ngoài qua nước tiểu. Dẫn đến nồng độ magie giảm thấp, gây ra hạ huyết áp.
Bệnh gan, viêm gan: EDTA có thể làm cho vấn đề bệnh gan trở nên nặng hơn.
Bệnh thận: EDTA có thể hại thận, làm bệnh thận nặng hơn. Lưu ý liều dùng và cần có sự giám sát của chuyên gia sức khoẻ.
Động kinh: EDTA có thể làm tăng nguy cơ co giật ở người bị động kinh, do EDTA làm giảm canxi máu nghiêm trọng và cơn co giật tăng cao. Cần giám sát của chuyên gia sức khoẻ khi sử dụng.
Bệnh lao (TB): Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, cơ thể tạo ra những “vùng ngăn chặn” vi khuẩn lao (túi nhiễm trùng) làm cho vi khuẩn lao ngừng hoạt động. Tuy nhiên vi khuẩn lao vẫn sống trong túi này (sau bức tường của mô sẹo), chúng không thể thoát ra ngoài. Mô sẹo này thường chứa canxi. Một số công bố cho rằng, EDTA liên kết với canxi trong mô sẹo, khiến các “túi” này vỡ ra, giải phóng vi khuẩn ra ngoài để gây bệnh hoặc lây lan cho người khác. Lưu ý, sử dụng EDTA trong trường hợp bạn đã bị bệnh lao trước đây, hoặc đang bị lao.
Tương tác thuốc
1. Insulin tương tác với EDTA
EDTA có thể làm giảm lượng đường trong máu. Insulin cũng được sử dụng để giảm lượng đường trong máu. Dùng EDTA cùng với insulin có thể làm giảm lượng đường trong máu nghiêm trọng. Nếu phải dùng EDTA cần phải thay đổi liều insulin.
2. Warfarin (Coumadin) tương tác với EDTA
Warfarin (Coumadin) được dùng để làm chậm quá trình đông máu. EDTA được báo cáo làm giảm hiệu quả của warfarin, dẫn đến nguy cơ đông máu. Nếu phải dùng EDTA cần phải thay đổi liều warfarin.
3. Thuốc lợi tiểu tương tác với EDTA
EDTA dùng lượng lớn dẫn đến giảm nồng độ kali trong cơ thể. Thuốc lợi tiểu cũng có tác dụng giảm lượng kali trong cơ thể. Sử dụng EDTA cùng lúc với thuốc lợi tiểu dẫn đến kali trong máu giảm quá mức. Hãy lưu ý điều này.
Lời cuối
EDTA được dùng để loại bỏ kim loại dư thừa, kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, người dùng không được lạm dụng. Hãy hỏi ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khoẻ trước khi sử dụng. Đọc kỹ nhãn mác bao bì sản phẩm.
Tôi sử dụng EDTA như thế nào?
EDTA là một sản phẩm vừa rất tốt cho sức khoẻ và có hại. Khi sử dụng bạn cần nghiên cứu thật kỹ để đạt hiệu quả tốt nhất. Riêng cá nhân tôi, tôi chỉ sử dụng EDTA trong giai đoạn nhịn ăn gián đoạn, liều dùng tối thiểu trên nhãn hộp được ghi. Bằng cách này, hiệu quả nhịn ăn gián đoạn tăng cao và cơ thể được thanh lọc tốt hơn.
Sản phẩm EDTA tôi đã dùng
1. EDTA chelator Complex của Life Enhancement, 120 viên
Link sản phẩm: https://iherb.co/nyf2j3K
(Tôi dùng 2 viên vào buổi chiều tối trong những ngày nhịn ăn gián đoạn. Bảo quản tủ lạnh sau khi mở hộp)
2. Cardio Chelate với EDTA, 180 viên
Link sản phẩm: https://iherb.co/x3gmuj5
(Bạn hơi yếu, huyết áp thấp, thiếu canxi, có thể dùng loại này. Dùng 1 viên lúc bụng đói, ngày dùng 2 lần. Lưu ý nên dùng buổi chiều, trong những ngày nhịn ăn gián đoạn để tránh rủi ro đã nêu. Bảo quản tủ lạnh sau khi mở hộp).
3. EDTA, 600mg, 100 viên
Link sản phẩm: https://iherb.co/KdgUM7v
(Loại này chỉ nên dùng khi bạn rất khoẻ, dùng 1-2 viên/ ngày. Bảo quản tủ lạnh sau khi mở hộp.)
Mita Tran
Tài liệu đọc thêm
Akbayram S, Dogan M, Akgun C, et al. EDTA-dependent pseudothrombocytopenia in a child. Clin Appl Thromb Hemost 2011;17:494-6.
Anderson PO, Knoben JE, Troutman WG. Handbook of Clinical Drug Data. 9th ed. Stamford, CT: Appleton & Lange, 1999.
Anon. Questions and Answers about chelation therapy. American Heart Association 2000. Available at: www.americanheart.org. (Accessed 17 November 2000).
Barnett AJ, Coventry DA. Scleroderma. 1. Clinical features, course of illness and response to treatment in 61 cases. Med J Aust 1969;1:992-1001.
Beasley R, Fishwick D, Miles JF, Hendeles L. Preservatives in nebulizer solutions: risks without benefit. Pharmacotherapy 1998;18:130-9.
Carey CF, Lee HH, Woeltje KF. The Washington Manual of Medical Therapeutics. Philadelphia, PA: Lippincott-Raven Publishers, 1998.
Chappell LT, Janson M. EDTA chelation therapy in the treatment of vascular disease. J Cardiovasc Nurs 1996;10:78-86.
Chappell LT, Wilson J, Ernst E. Chelation therapy for vascular disease. Circulation 1999;99:164-5.
Chappell LT. EDTA chelation therapy should be more commonly used in the treatment of vascular disease. Altern Ther Health Med 1995;1:53-7.
Chisolm JJ Jr. BAL, EDTA, DMSA and DMPS in the treatment of lead poisoning in children. J Toxicol Clin Toxicol 1992;30:493-504.
Christensen K, Theilade D. Edta chelation therapy: an ethical problem. Med Hypotheses 1999;53:69-70.
Electronic Code of Federal Regulations. Title 21. Part 182 — Substances Generally Recognized As Safe. Available at: https://www.accessdata.fda.gov/scripts/cdrh/cfdocs/cfcfr/CFRSearch.cfm?CFRPart=182
Elihu N, Anandasbapathy S, Frishman WH. Chealtion therapy in cardiovascular disease: ethylenediaminetetraacetic acid, deferoxamine, and dexrazoxane. J Clin Pharmacol 1998;38:101-5.
Ellsworth AJ, Witt DM, Dugdale DC, et al. Medical Drug Reference. Saint Louis, MO: Mosby-Year Book Inc 1998:302-3.
Ernst E. Chelation therapy for coronary heart disease: An overview of all clinical investigations. Am Heart J 2000;140:139-41.
Ernst E. Chelation therapy for peripheral arterial occlusive disease: a systematic review. Circulation 1997;96:1031-3.
Escolar E, Lamas GA, Mark DB, et al. The effect of an EDTA-based chelation regimen on patients with diabetes mellitus and prior myocardial infarction in the Trial to Assess Chelation Therapy (TACT). Circ Cardiovasc Qual Outcomes 2014;7:15-24.
FDA, Center for Food Safety and Applied Nutrition, Office of Premarket Approval, EAFUS: A food additive database. Website: vm.cfsan.fda.gov/~dms/eafus.html (Accessed 23 February 2006).
Fountain JS, Reith DM. Dangers of “EDTA”. N Z Med J 2014;127:126-7.
Fuleihan FJ, Kurban AK, Abboud RT, et al. An objective evaluation of the treatment of systemic scleroderma with disodium EDTA, pyridoxine and reserpine. Br J Dermatol 1968;80:184-9.
Golan A, Savir H, Bar-Meir S, et al. Band keratopathy due to hyperparathyroidism. Ophthalmologica 1975;171:119-22.
Gordon RA, Roberts G, Amin Z, et al. Aggressive approach in the treatment of acute lead encephalopathy with an extraordinarily high concentration of lead. Arch Pediatr Adolesc Med 1998;152:1100-4.
Grebe HB, Gregory PJ. Inhibition of warfarin anticoagulation associated with chelation therapy. Pharmacotherapy 2002;22:1067-9..
Green S. Chelation therapy: unproven claims and unsound theories. Quackwatch 2000. Available at: https://www.quackwatch.org (Accessed 17 November 2000).
Grier MT, Meyers DG. So much writing, so little science: a review of 37 years literature on edetate sodium chelation therapy. Ann Pharmacother 1993;27:1504-9.
Guldager B, Jelnes R, Jorgensen SJ, et al. EDTA treatment of intermittent claudication–a double-blind, placebo-controlled study. J Intern Med 1992;231:261-7.
Gundling K, Ernst E. Complementary and alternative medicine in cardiovascular disease: what is the evidence it works? WJM 1999;171:191-4.
Hardman JG, Limbird LL, Molinoff PB, eds. Goodman and Gillman’s The Pharmacological Basis of Therapeutics, 9th ed. New York, NY: McGraw-Hill, 1996.
Heimbach J, Rieth S, Mohamedshah F, et al. Safety assessment of iron EDTA [sodium iron (Fe(3+) ethylenediaminetetraacetic acid]: summary of toxological fortification and exposure data. Food Chem Toxicol 2000;38:99-111.
Keech MK, McCann DS, Boyle AJ, Pinkus H. Effect of ethylenediaminetetra-acetic acid (EDTA) and tetrahyroxyquinone on sclerodermatous skin. Histologic and chemical studies. J Invest Dermatol 1966;47:235-46.
Kidd PM. Integrative cardiac revitalization: bypass surgery, angioplasty, and chelation. Benefits, risks, and limitations. Altern Med Rev 1998;3:4-17.
Kitchell JR, Palmon F, Aytan N, Meltzer LE. The treatment of coronary artery disease with disodium EDTA. A reappraisal. Am J Cardiology 1963;11:501-6.
Lacy CF, Armstrong LL, Ingrim NB, et al. Drug Information Handbook. 6th ed. Hudson, OH:Lexi-Comp Inc 1998:439-41.
Lamas GA, Ackermann A. Clinical evaluation of chelation therapy: is there any wheat amidst the chaff? Am Heart J 2000;140:4-5.
Lamas GA, Boineau R, Goertz C, et a. EDTA chelation therapy alone and in combination with oral high-dose multivitamins and minerals for coronary disease: The factorial group results of the Trial to Assess Chelation Therapy. Am Heart J 2014;168:37-44.e5.
Lamas GA, Goertz C, Boineau R, et al. Effect of disodium EDTA chelation regimen on cardiovascular events in patients with previous myocardial infarction: the TACT randomized trial. JAMA 2013;309:1241-50.
Lin JL, Ho HH, Yu CC. Chelation therapy for patients with elevated body lead burden and progressive renal insufficiency. A randomized, controlled trial. Ann Intern Med 1999;130:7-13.
Lyon AF, DeGraff AC. Reappraisal of digitalis. X. Treatment of digitalis toxicity. Am Heart J 1967;73:835-7.
Margolis S. Chelation therapy is ineffective for the treatment of peripheral vascular disease. Altern Ther Health Med 1995;1:53-6.
Mehbod H. Treatment of lead intoxication. Combined use of peritoneal dialysis and edetate calcium disodium. JAMA 1967;201:972-4.
Mortensen ME, Walson PD. Chelation therapy for childhood lead poisoning. The changing scene in the 1990s. Clin Pediatr (Phila) 1993;32:284-91.
Neldner KH, Winkelmann RK, Perry HO. Scleroderma An evaluation of treatment with disodium edetate. Arch Dermatol 1962;86:95-9.
Nissen SE. Concerns about reliability in the Trial to Assess Chelation Therapy (TACT). JAMA. 2013 Mar 27;309(12):1293-4.
Ohashi N, Nakamura K, Inokuchi R, et al. EDTA-dependent pseudothrombocytopenia complicated by eosinophilic pneumonia. Am J Emerg Med 2013;31:1157.e5-7.
Ohno N, Kobayashi M, Hayakawa S, et al. Transient pseudothrombocytopenia in a neonate: transmission of a maternal EDTA-dependent anticoagulant. Platelets 2012;23:399-400.
Olszewer E, Carter JP. EDTA chelation therapy in chronic degenerative disease. Med Hypotheses 1998;27:41-9.
Popovici A, Geschickter CF, Reinovsky A, Rubin M. Experimental control of serum calcium levels in vivo. Proc Soc Exp Biol Med 1950;74:415-7.
Russo PA, Banovic T, Wiese MD, et al. Systemic allergy to EDTA in local anesthetic and radiocontrast media. J Allergy Clin Immunol Pract 2014;2:225-9.
Sahin C, Kirli I, Sozen H, Canbek TD. EDTA-induced pseudothrombocytopenia in association with bladder cancer. BMJ Case Rep 2014;2014. pii: bcr2014205130.
Schubert J. Chelation in medicine. Sci Am 1966;214:40-50.
Sen BH, Akdeniz BG, Denizci AA. The effect of ethylenediamine-tetraacetic acid on Candida albicans. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod 2000;90:651-5..
Shi X, Lin Z, He L, et al. Transient appearance of EDTA-dependent pseudothrombocytopenia in a postoperative patient with sepsis: A case report. Medicine (Baltimore) 2017;96:e6330
Shrand H. Treatment of lead poisoning with intramuscular edathamil calcium-disodium. Lancet 1961;1:310-2.
Sloth-Nielsen J, Guldager B, Mouritzen C, et al. Arteriographic findings in EDTA chelation therapy on peripheral arteriosclerosis. Am J Surg 1991;162:122-5.
Soffer A. Chelation therapy for arteriosclerosis. JAMA 1975;233:1206-7.
Surawica B. Use of the chelating agent, EDTA, in digitalis intoxication and cardiac arrhthymias. Prog Cardiovasc Dis 1960;2:432-43.
Taweechaisupapong S, Doyle RJ. Sensitivity of bacterial coaggregation to chelating agents. FEMS Immunol Med Microbiol 2000;28:343-6.
van Rij AM, Solomon C, Packer SG, Hopkins WG. Chelation therapy for intermittent claudication. A double-blind, randomized, controlled trial. Circulation 1994;90:1194-9.
Wenzel F, Lasshofer R, Rox J, et al. Transient appearance of postoperative EDTA-dependent pseudothrombocytopenia in a patient after gastrectomy. Platelets 2011;22:74-6.
Whittaker P, Vanderveen JE, Dinovi MJ, et al. Toxicological profile, current use, and regulatory issues on EDTA compounds for assessing use of sodium iron EDTA for food fortification. Regul Toxicol Pharmacol 1993;18:419-27..
Yanoff M, Duker JS. Ophthalmology. Saint Louis, MO: Mosby-Year Book Inc., 1999.
Zatlin GS, Senaldi EM, Bruckheim AH. Adult lead poisoning. Am Fam Physician 1985;32:137-43.
======