Cây khế (khuế) có tên khoa học Averrhoa carambola thuộc họ chua me đất, có nguồn gốc từ Sri Lanka và trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á.
Phân loại theo vị của quả khế thì có hai loại phổ biến: khế chua và khế ngọt. Khế chua, có thân cây cao to, thường trồng làm bóng mát, quả khế chua làm thuốc chữa bệnh, lá khế chua nấu nước tắm chữa bệnh ngoài da. Khế ngọt, thường trồng làm cảnh, ăn như trái cây.
Không có nhiều công bố khoa học về tính hiệu quả của khế chua hay khế ngọt trong chữa bệnh ở người. Tuy nhiên, theo ghi nhận ở một số nước về hiệu quả của khế chua trong chữa bệnh khá nhiều.
Ấn Độ: sử dụng quả khế chua để ăn khi bị người bị trĩ chảy máu, và ép nước khế chua uống để thay thế thuốc hạ sốt.
Brazil: dùng nước ép khế uống trong trường hợp bí tiểu. Lá cành khế chua đem nấu nước tắm để trị bệnh lở loét ngoài da. Hột khế chua giã nát uống có tác dụng lợi sữa, điều kinh, giải độc. Hột khế chua phơi khô nghiền bột có thể dùng để an thần, dễ ngủ.
Cá nhân tôi đã khảo sát một số đặc tính của khế chua, thống kê lâm sàng cho thấy nước ép khế chua có thể giúp loãng đờm, tiêu đờm, cải thiện chức năng hô hấp ở những người bệnh hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, xoang. Tôi cũng ghi nhận khế chua cải thiện chứng hen suyễn ở trẻ em, người lớn. Ở bệnh nhân ung thư phổi cũng có kết quả cải thiện. Gần đây, nhiều trường hợp dương tính COVID-19 được ghi nhận có cải thiện sức khoẻ khi sử dụng siro khế chua. Tuy nhiên, số liệu thống kê chưa đủ lớn để công bố như liệu pháp chữa bệnh. Do đó, khi sử dụng các bạn cần lưu ý thăm dò cơ địa, hỏi thêm ý kiến bác sĩ điều trị của bạn để thu nhận kết quả tốt nhất.
Giá trị dinh dưỡng của khế chua
- Nhiều acid hữu cơ tìm thấy trong khế chua, cụ thể 800-1250mg/100g khế chua, trong đó có khoảng 300-500mg acid oxalic, 300-430g acid tartric. 140-220 mg acid succinic, 100-130 mg acid citric. (ở khế ngọt thì lượng acid hữu cơ rất thấp, ví dụ ở khế ngọt lượng acid oxalic dưới 20mg/100 g khế)
- Giàu khoáng: magie, photpho, kali, sắt, kẽm
- Giàu vitamin C: ~ 35mg vitamin C/ 100g khế chua
- Nhiều chất chống oxy hoá: epicatechin, acid gallic, quercetin
Cách sử dụng quả khế chua
- Ăn trực tiếp
- Ăn kèm rau quả khác như món salad
- Xay smoothies cùng rau quả khác
- Làm siro chữa bệnh
- Ăn kèm thức ăn (người ta hay ăn cùng với thịt vịt)
- Ốc xào khế
- Khế nấu canh chua cá, xương, tôm
- Khế kho thịt, rim tôm, …
Cách làm siro khế chua
Nguyên liệu và dụng cụ
- Quả khế chua không quá già, không quá non: 2kg
- Mật ong (rõ nguồn gốc): 500-700mL
- Lọ thuỷ tinh 3-5 lít
- Rổ, thớt, dao
Tiến hành
- Rửa sạch khế, chần sơ qua nước sôi, để nguội, lau khô. Chú ý không để rùi bu, kiến đậu khi chế biến, không tiến hành khi có gió lùa, hay bật quạt.
- Rửa lọ thuỷ tinh, chần lọ thuỷ tinh với nước sôi 2 lần, để nguội, khô nước.
- Vệ sinh tay, rửa sạch thớt, dao.
- Khi khế và lọ thuỷ tinh nguội, bạn thái khế lát mỏng tầm 2-5 mm.
- Xếp hết khế vào keo thuỷ tinh.
- Sau đó, đổ hết mật ong đã chuẩn bị vào.
- Đậy kín. Lên men tầm 7 ngày có thể dùng được.
- Khi lên men, bạn quan sát mỗi ngày, ôm bình khế lắc lắc vài lần để đảo khí đều và lên men tốt hơn.
Cách dùng
Sử dụng trong lúc bệnh:
- Đối với trẻ dưới 11 tuổi: 1 muỗng canh siro khế chua + lượng nước ấm vừa phải. Dùng 3 lần/ ngày
- Đối với trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 2- 3 muỗng canh siro khế chua + lượng nước ấm tuỳ ý. Dùng sau khi tập thể dục.
Sử dụng để phòng bệnh:
- Đối với trẻ dưới 11 tuổi: 1 muỗng canh siro khế chua + lượng nước ấm vừa phải. Dùng 1 lần/ ngày
- Đối với trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 1-2 muỗng canh siro khế chua + lượng nước ấm tuỳ ý.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng siro khế chua cho nhiều mục đích khác như thêm vào nước ép, các món smoothies, hay nước sauce, hay pha với đá uống mùa hè rất tuyệt!
Mita